PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC THÔNG MINH - CẦN THIẾT ÁP DỤNG CÁC XU THẾ CỦA CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
12/3/2019 2:40:45 PM  487

Sáng ngày 28/11/2019, khoa CNTT – trường Đại học Điện lực đã tham gia hội thảo “Đại học thông minh: cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hội thảo thu hút tới hơn 20 cơ sở giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ. Hội thảo là một diễn đàn thiết thực để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin và Tự động hóa trao đổi thông tin
Sáng ngày 28/11/2019, khoa CNTT – trường Đại học Điện lực đã tham gia hội thảo “Đại học thông minh: cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hội thảo thu hút tới hơn 20 cơ sở giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ. Hội thảo là một diễn đàn thiết thực để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin và Tự động hóa trao đổi thông tin, gồm: 
-     Giới thiệu một số vấn đề và giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, Phân tích dữ liệu, Thiết bị thông minh cho trường học.  
-     Tạo cơ hội hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực thông minh hóa trường Đại học, gồm quản lý trường học thông minh, dạy học thông minh. 
-     Trao đổi về ứng dụng một số kết quả nghiên cứu, triển khai thử nghiệm thông minh hóa một số hoạt động quản lý và dạy học trong trường học thông minh. 
-     Kết nối giải pháp và công nghệ giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp trong lĩnh vực.
Trong phần trình bày đầu tiên của hội thảo, PGS. TS Nguyễn Chấn Hùng nhấn mạnh rằng: “Đại học thông minh là một phần của thành phố thông minh. Để phát triển thành phố thông minh, cần thiết các mô hình đại học thông minh cũng cần được triển khai và áp dụng. Trong mô hình trường Đại học thông minh, sinh viên được thực sự là trung tâm, thúc đẩy mục tiêu đào tạo cá thể hoá. Các thiết bị công nghệ thông minh được tăng cường, Công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi khâu của giáo dục đào tạo cũng như quản lý. Một số công nghệ 4.0 được tiếp cận trong mô hình đại học thông minh bao gồm: AI và Data analytics: ứng dụng cho học thích nghi, cá nhân hoá học tập, dự đoán thị trường giáo dục; Computer Vision & AI: phân tích hoạt động học tập; ERP: Quản lý nguồn lực; Blockchain.
Theo TS. Vũ Hải, Viện MICA – Đại học Bách Khoa, các thiết bị và công nghệ sử dụng trong trường đại học thông minh tạo ra môi trường cảm thụ thông minh. Các thiết bị cảm ứng giao tiếp được với máy tính thông qua các môi trường truyền thông không dây, RFID, định vị,…
Hệ thống thu thập và phân tích phản hồi là một công cụ để nâng cao tính “smart”của trường Đại học. TS. Nguyễn Trung Kiên, học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Sự tương tác giữa người học và nhà trường giúp tiện ích trong quá trình học sinh còn đang học tập tại trường hoặc sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đơn cử như lấy ý kiến khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên ra trường….
Công nghệ blockchain cũng được ứng dụng trong việc xác thực văn bằng chứng chỉ của sinh viên khi ra trường. Theo đó, văn bằng chứng chỉ được số hoá và được ứng dụng công nghệ blockchain trong lưu trữ và quản lý. Nhờ vậy mà việc quản lý được minh bạch hoá, mang tính tồn tại vĩnh viễn cũng như không thể sửa đổi được thông tin. Đây là một công nghệ mang tính thực tiễn và có thể áp dụng trên phạm vi rộng trong tương lai không xa.
Để quản lý trường đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, vai trò của công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng. Việc phát triển những ứng dụng thông minh và tích hợp thiết bị giúp ích nhiều cho môi trường cảm thụ ngày càng tốt hơn. Sinh viên tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không áp đặt. Quy trình học tập thích ứng với mỗi cá nhân giúp định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Xây dựng và quản lý trường đại học thông minh ngày nay thực sự là vấn đề cần thiết và đặt ra thách thức lớn trong tương lai đối với các trường Đại học hiện nay.
Một số công nghệ được giới thiệu trong hội thảo

Công nghệ nhận diện khuôn mặt

Bảng cảm ứng, tương tác

Hệ thống EZFeedBack